Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

ĐỈNH CAO CỦA BÁO CHÍ THỜI ĐẠI

Thông tấn xã Vũ Đại đang trong thời kỳ chết đói. Chết đói bởi lẽ cái muốn nói thì đếch được nói, cái được nói thì bán đếch ai mua.
Để tự tồn tại được và cũng phù hợp với thị trường, lãnh đạo hãng ra lệch cho anh em tập chung vào các chủ đề hót mà ai nghe cũng muốn mua báo như: Cướp, giết, hấp diêm, hàng họ .... v.v và vân vân.
Được tin Chí Phèo gây án mạng, dưới sự cổ súy của lãnh đạo hãng, Ban biên tập đã tập hợp anh em, đóng góp ý kiến và vạch ra được kế hoạch khai thác chủ đề nóng theo trình tự giật các tít cho các bài báo như sau:
1. Về việc Chí Phèo đâm chết Bá Kiến, có thể "giật tít":

Bộ mặt thật của tên cuồng sát
Rượu say, đâm chết cán bộ thôn
Giết người do không làm chủ được hơi men
Mâu thuẫu với cán bộ thôn, tên Phèo giết người
Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn Vũ Đại
Bi kịch làng Vũ đại – trưởng thôn bị giết tại nhà
Kẻ giết trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng
Nghi phạm giết trưởng thôn là người đã có tiền án
Cán bộ thôn Vũ Đại: Chúng tôi đang tiếp tục điều tra
Án mạng kinh hoàng từ việc đòi ” lương thiện ” của kẻ mới ra tù.
Rượu say - phạm nhân mới ra tù ra tay hạ sát hàng xóm bằng nhát dao chí mạng.
Rợn người nghe nhân chứng kể lại vụ giang hồ làng Vũ Đại trả thù cựu Trưởng thôn.
Vụ xã hội đen thanh toán người cũng thôn: Hé lộ những tình tiết chưa từng công bố.
Vụ án mạng thôn Vũ Đại: Nước mắt bà Ba và nỗi đau khôn nguôi của bà Hai bên quan tài người chồng xấu số.
Người tình hung thủ vụ “trai làng đâm chết bố trưởng thôn ” : Anh ấy là người hiền lành và rất thương yêu bạn gái.
Hung thủ giết cựu cán bộ thôn làng Vũ Đại từng là học sinh giỏi toán hồi mẫu giáo.
Vụ giết hàng xóm rồi tự sát ở làng Vũ Đại: Nước mắt người tình hung thủ |


SAU ĐÓ LÀ CÁC CHỦ ĐỀ ĂN THEO LIÊN QUAN ĐẾN SỰ VỤ

2. Chí Phèo xxx Thị Nở trong vườn chuối, có thể "giật tít":

Tin sốc: Hiếp dâm trong vườn chuối
Vừa ra tù đã phạm tội hiếp dâm
Người đàn bà dở hơi bị cưỡng dâm
Hiếp dâm sau khi uống rượu say
Chân dung kẻ đồi bại
Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.
Vụ lạm dụng tình dục ở thôn Vũ đại – công an xã vào cuộc


3. Sau đó, tiếp tục khai thác bằng các nội dung khác:

Bộ ảnh nóng của Thị Nở
Thị Nở tự hào về vòng 1
Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu
Thị Nở tự tin sánh bước bên người yêu
Thị Nở hot với bikini trên bãi sông
Thị Nở: Người yêu tôi không phải đại gia
Thị Nở: Giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ cùng thôn
Thị Nở: Tôi luôn sống bằng bản năng
Chí Phèo & Thị Nở khoe ảnh sốc trên blog
Chí Phèo: Tôi chỉ coi em Nở như em gái
Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí


4. Nếu "có tầm nhìn" thì khai thác các đề tài:

Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn
Lạm dụng tình dục ở nông thôn
Cần đưa giáo dục giới tính về nông thôn
Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội


5. Hoặc chủ đề hút khách đàn ông:

Rượu và an toàn tình dục
Rượu và chuối xanh: Thần dược của tình yêu?!?
Cháo hành có phải là phương pháp hồi phục hữu hiệu sau khi làm chuyện ấy?

6. Và cuối cùng là "vét máng":

Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ
Lật lại Hồ sơ vụ án Chí giết Kiến
Những chuyện chưa kể về anh Chí Phèo
Lương y Phạm Thị Hồng nghi ngờ Chí "còn nguyên": có không chuyện tình Vườn chuối ?


(N.Anh)

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

THÔNG BÁO MỞ LỚP HUẤN LUỆN KOSOVO

Lời nói đầu: Trong những năm gần đây, tình trạng nam bị đàn áp trong các vụ "bạo lực gia đình" mà nhất là trong ngày 8-3, chúng tôi đã cùng một số người có tâm huyết và có kinh nghiệm thành lập trung tâm KOSOVO với mong ước có thể truyền đạt lại kinh nghiệm cho các bạn trẻ đang tha thiết muốn tìm hiểu. Cũng là để tránh phải nhìn thấy cảnh "sinh linh đồ thán", long đong lận đận một kiếp chồng - nay chúng tôi quyết định chiêu sinh lớp chồng học - dạy về đạo làm chồng cho các bạn nam đang, đã và sẽ lập gia đình. :lol: :lol: :lol:

Ðặc biệt: Do các giáo sư, tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này phụ trách giảng dạy. Trong đó có các - giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành Phụ nữ học đảm nhận. Khi bạn tốt nghiệp, trung tâm KOSOVO (Viết tắt của "Không sợ vợ") sẽ đảm bảo cho học viên có đủ trình độ ứng phó với mọi tình huống của gia đình.
Ưu đãi: Những học viên có kết quả học tập xuất sắc của học phần trước sẽ được miễn 15% học phí học phần kế tiếp.

Giáo trình đào tạo cụ thể như sau:
Tuần 1:
Môn học : Lễ
Ðặc điểm : tiên học lễ hậu học văn
Mục đích : Học viên sẽ hiểu được các chân lý và nội qui gia đình để biết cách cư xử lễ phép với vợ nhằm tránh bị thương vô ích.
"Nhất vợ nhì trời",
"Nấu cơm, nấu nước, giặt đồ....
Vợ gọi thì Dạ bẩm Vợ, có Anh",

Nội qui gia đình:
Ðiều1: Vợ luôn luôn đúng
Ðiều 2: Nếu vợ sai xin xem lại điều thứ nhất
Ðiều 3: Phải nghiêm túc chấp hành tuyệt đối hai điều trên.
Tuần 2:
Môn học : Chạy
Ðặc điểm : Học viên được thực hành 90% thời gian
Mục đích : Ðào tạo đủ cách chạy xuất sắc, chạy vượt địa hình, vượt chướng ngại vật: giường, tủ, bàn, ghế, chạy dập vách, bám vách, xuyên vách..........
Tuần 3:
Môn học : Chạy kép
Ðặc điểm : Rèn luyện bản lĩnh đàn ông
Mục đích : Hoàn tất học phần này, bạn có thể bồng con trong khi chạy mà vẫn đảm bảo cho con của bạn bình yên giấc ngủ, bình thản bú bình. Kết hợp chạy hình chữ Z để tránh né những vật nguy hiểm truy sát từ phía sau như : bình bông, dép, guốc cao gót ......
Tuần 4:
Môn học : Té
Ðặc điểm : Rèn luyện thể lực
Mục đích : Ðào tạo cho học viên có khả năng chịu đựng được những cú té bất ngờ: đang ngủ trên giường té bay xuống đất, lăn xuống cầu thang, thậm chí với các học viên rèn luyện chăm chỉ có thể chịu đựng được những cú lọt lầu, té giếng....
Tuần 5:
Môn học : Nội trợ
Ðặc điểm : Thay thế hoàn hảo chiếc máy nội trợ
Mục đích : Học viên sẽ biết cách đi chợ, nấu cơm, giặt đồ, phơi phóng, đơm nút áo nếu bị mất, quét nhà, lau nhà, chăm sóc chu đáo chó (mèo) cưng của vợ...... và hàng loạt các công việc không tên khác để không hứng chịu cơn thịnh nộ của vợ.
Tuần 6:
Môn học : Nghi binh
Ðặc điểm : Thực tập 99%
Mục đích : Rèn luyện các kĩ năng nói dối, nói láo, nói dóc ..... mà vợ không phát hiện để có thể giấu 1.000-2.000Hapi.VnD uống cafe với bạn bè ở nhà kho, tất, đế giày, từ điển, sách danh nhân, sách khoa học (nói chung là những nơi vợ ít lui tới).
Tuần 7-9:
Môn học : Nịnh
Ðặc điểm : Lưỡi có thể cong 360 độ. Do độ khó của môn học nên thời gian kéo dài để bạn có thể thực hành một cách trơn tru mà không cảm thấy có cảm giác mình đã nói dối khi .... khen vợ.
Mục đích : Hoàn tất học phần này, học viên có thể uốn lưỡi 7*7=49 lần để khen vợ : xinh, đẹp, dịu dàng, đảm đang, phúc hậu, phụ nữ mới, ..... mà không hề có cảm giác............ ngượng miệng. Ngoài ra các bạn còn có thể sử dụng các kĩ năng đã học để xin tiền vợ nếu muốn đi uống cafe với bạn bè.
Tuần 10:
Môn học : Phản xạ
Ðặc điểm : Rèn luyện phản xạ với các tình huống bất ngờ
Mục đích : Hoàn tất học phần này học viên sẽ có một phản xạ tuyệt vời tới mức độ chỉ cần nghe tiếng gọi, học viên sẽ có thể nghiêng người qua một bên, mặt chỉ hơi quay lại nhằm tránh những vật thể lạ bay như : ly, chén, đĩa, tách, điện thoại di động "mẹ bồng con",......
** Hoàn tất kì thi tốt nghiệp cuối khoá, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận có khả năng lập gia đình (KCMA - Kosovo Certificate Married Ability) do trung tâm KOSOVO cấp, bằng chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới. Lúc này trung tâm đảm bảo học viên đã có thể lập gia đình với các kĩ năng tuyệt vời đã được trui rèn và học viên có thể làm tốt công việc hàng ngày của người làm chồng qua các bài test sau:
1/ Hai chân đạp hai thau quần áo, tay đưa võng, miệng ru con và mắt trông chừng nồi cơm trên bếp.
2/ Tay đấm lưng cho vợ, miệng ru con, tai nghe vợ cằn nhằn, mắt trông chừng nồi cơm trên bếp.
3/ Tay pha sữa, tay cho con bú, miệng nịnh vợ, chân đẩy giẻ lau nhà.
.................................
Với bằng chứng nhận KCMA, học viên có thể ra vào bệnh viện bất cứ lúc nào nếu chứng minh được những thương tích trên người là do vợ gây ra. Hướng dẫn cụ thể các thủ tục:
1/ Trình giấy kết hôn, KCMA.
2/ Cho bác sĩ coi những thương tích trên người học viên
Như vậy là học viên có thể nhập viện điều trị miễn phí.
Các chi phí trên sẽ được trung tâm KOSOVO thanh toán toàn bộ với bệnh viện và học phí của học viên sẽ được hoàn trả toàn bộ sau khi ra viện.


** Lưu ý : Trung tâm chỉ chịu trách nhiệm thanh toán viện phí cho các trường hợp bị thương từ phía sau (tức bị thương trong quá trình đang ....... bỏ chạy).


                                                                              (Sưu tầm: N.Anh) 

14 ĐIỀU RĂN CỦA MẸ VỚI CON TRAI

1. - Kẻ thù lớn nhất của con là nó (vợ con)

2.- Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu ra được nó.

3.- Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó.

4.- Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó.

5.- Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết ðịnh lấy nó.

6.- Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe nó.

7.- Ðáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến.

8.- Ðáng khâm phục lớn nhất của đời con là con vẫn chịu được nó.

9.- Phá sản lớn nhất của đời con là cuộc đời con đã mất trong tay nó.

10.- Tài sản lớn nhất của đời con là những thứ nó đang giữ.

11.- Món nợ lớn nhất của đời con là tờ giấy ly hôn.

12.- Lễ vật lớn nhất của đời con là sự hết lòng của con với nó.

13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy được hai vợ.

14.- An ủi lớn nhất của đời con là thằng con trai nó đẻ ra.

(Sưu tầm: N.Anh)

VỀ ĐẠO " TAM CƯƠNG, NGŨ THƯỜNG" & " TAM TÒNG TỨ ĐỨC" CỦA NHO GIÁO

Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo.
Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo.
Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (vợ chồng).

1. Quân thần
- Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
- Nghĩa là: dù vua có bảo thần chết đi nữa thì thần cũng phải tuân lệnh, nếu ko tuân lệnh thì xem như không trung với vua.

2. Phụ tử
- Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
- Nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết thì con không có hiếu.

3. Phu phụ
- Phu xướng phụ tùy.
- Nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo.

Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1. Nhân
- Lòng yêu thương đối với vạn vật.

2. Nghĩa
- Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

3. Lễ
- Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

4. Trí
- Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

5. Tín
- Phải giữ đúng lời hứa.

***********************************
Tam tòng: tam là ba, tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo

1. Tại gia tòng phụ
- Người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

2. Xuất giá tòng phu
- Lúc lấy chồng phải theo chồng.

3. Phu tử tòng tử
- Nếu chồng qua đời phải theo con.

Tứ đức: tứ là bốn, đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có.

1. Công
- Khéo léo trong việc làm.

2. Dung
- Hòa nhã trong sắc diện.

3. Ngôn
- Mềm mại trong lời nói.

4. Hạnh
- Nhu mì trong tính nết.

Trong xã hội Việt Nam hiện tại, thiết nghĩ Đạo " Tam cương, ngũ thường" và " Tam tòng tứ đức" vẫn gần như còn nguyên giá trị, ngoại trừ 1 vài điểm không còn phù hợp. Hầu hết, đó vẫn là những chuẩn mực đạo đức cần có ở mỗi con người, tôi cho là như vậy.
                                                                                                                                                   (N.Anh)

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Danh sách thành viên đăng ký về họp lớp D1

1. Vũ Khắc Minh 2. Nguyễn Ngọc Anh 3. Lê văn Bốn Anh chị em ai về được thì đăng ký danh sách tiếp vào đây đi nhé! Thanks all. 4. 5. 6. 7..... ..

KHÁNH LY - CÁI TÊN GẮN LIỀN VÓI NHẠC TRỊNH



Khánh Ly sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai. Hiện cư ngụ tại Cerritos California, Hoa Kỳ. Phu quân của Khánh Ly là cựu ký giả, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.

Năm 1954, lúc 9 tuổi - trước khi theo mẹ di cư vào Nam - trong một Kermesse được tổ chức ở Hà Nội, Khánh Ly đã leo lên sân khấu tham dự cuộc thi hát được dựng lên theo kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ. Ngày ấy, bé Lệ Mai hát bài "Thơ Ngây" học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông, nhưng bé không được giải gì cả.

Cuối năm 1956, dù mới khoảng 11-12 tuổi nhưng với niềm đam mê ca hát có được từ bé, một lần nữa Lệ Mai quyết định đi thi hát. Lệ Mai chuẩn bị đến với cuộc thi quan trọng của mình bằng cuộc quá giang xe rau chở bắp cải đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để ghi danh dự buổi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp-Á tổ chức tại rạp Norodom. Em bé Lệ Mai hát bài "Ngày Trở Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau thần đồng Quốc Thắng.

Năm 1962, Khánh Ly thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình. Cô bắt đầu trình diễn ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Khoảng cuối năm 1962, Khánh Ly rời Sài Gòn lên hát cho một Night Club ở Đà Lạt và cô ở lại đó suốt 6 năm.

Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản, giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước nhà.

Bởi định mệnh nên đến năm 1967, như một sự tình cờ, Khánh Ly gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu. Ngay chiều ấy, trên nền gạch đổ nát có một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Ca sĩ Khánh Ly bắt đầu hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại đây.

Kể từ năm 1967, Khánh Ly chính thức đi hát với Trịnh Công Sơn. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Saigon. Qua giọng hát khàn đục và quyến rũ của Khánh Ly với những tình khúc và ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn đã làm bàng hoàng ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những năm đầu của thập niên 70, đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang của giòng nhạc Trịnh Công Sơn-tiếng hát Khánh Ly. Sau đó, họ tiếp tục trình diễn khắp nơi trên đất nước Việt Nam và nhất là trong sân cỏ trường đại học - nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ".

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều băng nhạc tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các cuộn băng của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trung tâm Trường Sơn, Băng nhạc Sơn Ca, Hoạ Mi, Băng nhạc Jo Marcel, ....

Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng "Trịnh Công Sơn-Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".

Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời đi lưu diễn tại Âu Châu. Khánh Ly là nữ ca sĩ Việt Nam đầu tiên trình diễn tại đây cũng như các nước trên toàn cầu.

Cuối năm 1970, Khánh Ly trình diễn tại Hoa Kỳ, Gia-Nã-Đại và Nhật Bản. Lúc bấy giờ, Nippon Columbia đã mời Khánh Ly trực tiếp cộng tác tại Nhật Bản để trình diễn ở Osaka Fair. Khánh Ly đã thu vào đĩa vàng tại Nhật hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn đó là "Diễm Xư" và "Ca Dao Mẹ" được chuyển dịch sang tiếng Nhật. Tiếp tục cuộc "du ca" với cây đàn của Trịnh Công Sơn, họ đã có những buổi trình diễn trong các trường đại học lớn. Những buổi này, Khánh Ly trở thành "Nữ Hoàng có giọng ca nhừa nhựa".

Trong những lần trình diễn như thế, có khi kéo dài đén cả 4-5 giờ đồng hồ, Khánh Ly đã hát say mê hơn 45 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để đáp lại lời yêu cầu của giới thưởng ngoạn.

Năm 1970, ngọn lửa chiến tranh bắt đầu lan tràn khắp mọi nơi. Trịnh Công Sơn đã viết lên những bản "Phản Chiến Ca" để nói lên niềm hy vọng cho hoà bình, cho đất nước và con người Việt Nam. Với tâm huyết của một Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Khánh Ly yêu quê hương như yêu đồng lúa chín, và để chia sẻ nỗi niềm khao khát hoài bình, tự do chung cho cả một dân tộc bằng những ca khúc đấu tranh đầy phẩn nộ "Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".

Ngoài ra, Khánh Ly còn đóng góp rất nhiều công sức trong việc trình diễn của mình cho các hội đoàn, hội công giáo Việt Nam bằng những buổi ca nhạc để gây dựng công quỹ cho các chương trình như: xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn ở khắp mọi nơi.

Năm 1972, Khánh Ly đã mở riêng cho mình một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Năm 1975, Khánh Ly cùng gia đình rời Việt Nam tìm tự do và định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Cerritos, CA cho đến bây giờ.

Khánh Ly, tuy phải theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao, bỏ lại những yêu dấu tan theo nhưng Khánh Ly cũng không ngưng phát triển Kiếp Cầm Ca. Trung tâm băng nhạc Khánh Ly đã thành lập, cho ra đời những đĩa nhạc châu ngọc quý báu để đóng góp trong làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Khánh Ly Productions đã phát hành hơn 50 đĩa nhạc, 4 cuốn băng video. Ngoài ra, Khánh Ly còn thu băng cho các trung tâm băng nhạc nổi tiếng khác như Asia Productions, Thuý Nga Paris, Mây Productions, ..vv..vv.

Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia đã mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì qua các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần này, đĩa vàng được ấn bản hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.

Năm 1987, Khánh Ly một lần nữa đến thăm Nhật Bản và thực hiện một chương trình cho Thuyền Nhân Vượt Biển "Boat People", qua nhiều nhạc phẩm khác nhau, trong đó có bài "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" của Châu Đình An.

Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican cho một buổi "Lễ Nghi Phong 117 Thánh Tử đạo Việt nam" và lần này niềm vinh dự lớn dành cho Khánh Ly, người con ngoan đạo đã được gặp Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị.

Năm 1989, sau khi bức tường Bá Linh bị phá bỏ, Khánh Ly và bạn là ca sĩ Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức.

Năm 1990, Khánh Ly là ca sĩ đầu tiên hát ở những quốc gia như Nga, Ba Lan và Tiệp Khắc, ...

Năm 1992, Khánh Ly được mời tới dự ngày Hội Thiếu Niên Thế Giới được tổ chức ở Denver, Colorado. Khánh Ly đã trình diễn cho buổi thánh lễ trong dịp này. Đây là lần thứ hai Khánh Ly được gặp Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị và là niềm vinh dự lớn lao cho người con ngoan đạo như Khánh Ly.

Năm 1996, cuối mùa Thu, Khánh Ly nói lên cho toàn thế giới, trái tim nhân loại, cho mọi người cùng nghe bằng một nhạc phẩm "Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để cảm ơn một tình thương nhân loại. Chính phủ Phi Luật Tân đã chấp nhận cho người Việt tị nạn ở lại ngay trên đất nước của họ trong "Làng Việt Nam" được xây bên ngoài Việt Nam... Tạ ơn trên Người đã cứu người.

Cũng năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly. Cuốn phim tài liệu này dài 50 phút, được đạo diễn bởi Hideo Kado.

Năm 1997, NKH chọn cuốn phim tài liệu cuộc đời Khánh Ly, người đầu tiên trong 10 nhân vật nổi tiếng như Gandhi, Gucci, Martin Luther King Jr's wife... đề chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản ngày 29 tháng 4 năm 1997.

Vào tháng 9 năm 1997, quyển sách về cuộc đời của Khánh Ly, dày 270 trang, viêt bằng tiếng Nhật được đài truyền hình NKH phát hành và bán tại Nhật Bản.

Về phần mình, từ năm 1976, ngoài phần ca hát, Khánh Ly thường chia sẻ tâm tình của cô với với khán-thính giả qua những bài viết hàng tuần đã được đăng trên những tờ tạp chí quen thuộc ở hải ngoại như tờ Hồn Việt, Thời Báo, Báo Mai, Văn Nghệ Tự Do, Văn Nghệ magazine...vv. Dù Khánh Ly không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà báo nhưng trong giới văn bút, có lẽ Khánh Ly được coi là người cầm bút "đột xuất" duyên dáng nhất. Những bài viết "Bên Đời Hiu Quạnh" của cô viết về những vui buồn của đời nghệ sĩ rất vui và rất dễ thương. Khánh Ly viết dễ dàng như Khánh Ly hát đã đem đến cho người đọc một cảm giác thật nhẹ nhàng và thích thú.

Khánh Ly... đời vẫn hát...hát mãi cho người mua vui.

Cuối mùa Xuân năm 2001 - ngày 1 tháng 4, tại quê nhà, một người đã vĩnh viễn ra đi. Ông ra đi để lại nỗi nhớ mênh mang cho bao người ở lại, để lại gia tài nghệ thuật vô giá cho người, cho đời. Vậy mà, với một người, một nửa đã mất đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Hồn lìa khỏi xác người ta có còn sống được không. Bóng và Hình chia lìa nhau như thế.

Khánh Ly bày tỏ nỗi đau thương, lòng biết ơn qua từng lời ca, giọng nói. Bao năm rồi, những bài hát ấy chất chứa nhiều kỷ niệm của cô và nhạc sĩ. Bất cứ nơi nào, buổi hát nào cô cũng hát bài nào đó của ông vậy mà sao lời ca quen thuộc lại đứt quãng nửa chừng, "cổ họng bằng vàng" không vượt qua nổi những cái nấc âm thầm, lặng lẽ....

Dẫu tuổi không còn trẻ, sức không còn dài như ngày xưa đã có, Khánh Ly vẫn sống cùng những ngày tháng của mình bằng tình cảm chân thành, trân quý, niềm tri ân với những người ơn, người bạn và với khán-thính giả khắp nơi dành cho Khánh Ly tình yêu thương vô bờ bến. Ngày 27 tháng 9 năm 2003, Phố Xưa ra đời - cũng là một trong những điều như thế.
Khánh Ly... đời mãi hát... hát cho đời, cho người - hát với người, cùng người... mãi hát...
(Sưu tầm: N.Anh)

TRỊNH CÔNG SƠN - CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM




Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 19391 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc),[1] song phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản-chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.

Sự nghiệp sáng tác

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[19], những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng triết. Tuy nhiên, còn một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của nhạc Trịnh Công Sơn quá đơn điệu. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."[20]. Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.

Nhạc tình

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".

Nhạc về thân phận con người

Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,... Tiêu biểu là các ca khúc Cát bụi, Đêm thấy ta là thác đổ, Chiếc lá thu phai, Một cõi đi về, Phôi pha,.... Trong đó nhiều bài mang hơi hướng thiền như Một cõi đi về, Giọt nước cành sen.

Nhạc phản chiến

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, hay còn gọi là Ca khúc da vàng theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 60.

Nhạc khác

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, Huế - Sài Gòn - Hà Nội hoặc viết cho trẻ em (trong tập nhạc Cho Con[26]) như Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, "Em đến cùng mùa xuân", "Tiếng ve gọi hè", "Tuổi đời mênh mông", "Mùa hè đến", "Tết suối hồng", "Khăn quàng thắp sáng bình minh", "Như hòn bi xanh", "Đời sống không già vì có chúng em".
Từ đầu thập niên 1980, khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương "thanh niên tình nguyện" của chế độ mới như Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, những ca khúc này (cùng với những ca khúc phản chiến và nhạc thiếu nhi) không được ông chọn và đưa vào tập nhạc Những bài ca không năm tháng, do ông biên tập và được phát hành năm 1998, đây là tập nhạc đồ sộ nhất của ông, với 122 ca khúc [27].

Thơ

Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn lưu giữ lại 1 số bài thơ tự sáng tác[28], và các bản dịch phỏng như trong tập Hán tự hài cú của Ngô Văn Tao.

Hội họa

Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Viêt Nam, từ 14.01.1989 đến 24.01.1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh CườngĐỗ Quang Em, triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viện Con Nai Vàng, Thủ Đức, từ 15.12.1990 đến 20.01.1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh CungĐỗ Quang Em.[29]

Vinh dự

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ đi con"[33] (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ hai các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản[34].
  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng"
  • Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
  • Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ"
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
  • Năm 2004, Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới được trao cho ông vì "lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại".[35]
  • Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Les Million.[36]
  • Trong cuộc họp chiều 17 tháng 3 năm 2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chính thức thông qua việc đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho con đường dài 600 mét, rộng 11 mét lát nhựa mới mở ven sông Hương thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế [37][38][39].

Ca sĩ thể hiện

Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.
Ngoài ra, một số ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn theo phong cách khác cũng được đánh giá cao như Lệ Thu, Thái Thanh[40], Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc, Quang Dũng. Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.
Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và cũng được một số lớp khán giả đón nhận.[41][42]
Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi hầu hết đều nhận lấy thất bại, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi trình bày các ca khúc đã gặp phải sự phản đối của dư luận.[43] [44]
Bản thân nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đã tự mình thể hiện một số ca khúc của mình và được đánh giá là thành công.
Hiện nay, bản quyền các tác phẩm của ông thuộc quyền thừa kế và sở hữu bởi Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và Trịnh Xuân Tịnh (anh trai ông, sống tại Mỹ), mỗi người giữ một nửa quyền sở hữu với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn [45]


Nhận xét

Lời ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi Trịnh Công Sơn[54]
Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn...[55]
Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ... Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra[56]
..., tình ca Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là 1 bông hồng dâng tặng- nó chứa đựng tất cả tâm trạng lo âu của con người nhìn ra thế giới hiện đại [57]
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. [58]
Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người tử tế... ...Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị... Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài....
...Mặc dù nhạc Cách mạng của các anh rất hay. Hầu nh­ư bài nào cũng hay. Khoẻ khoắn, hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho đám đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết bấu víu vào đâu nữa, ngư­ời ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam....
...Tôi rất yêu nhạc Trịnh. Yêu như một tín đồ của anh ấy. Nhưng cũng phải thành thật mà nói rằng, nhạc Trịnh nghe lẻ từng bài thì hay. Nhưng nghe cả một cuộn băng thì lại thấy mệt vì đơn điệu. Ông Văn Cao của các anh đa dạng hơn nhiều, phong phú hơn nhiều, mặc dù so với Trịnh Công Sơn, ông ấy viết rất ít... [59]

Danh sách ca khúc Trịnh Công Sơn

Đây là danh sách tất cả những ca khúc Trịnh Công Sơn được phổ biến và được biết cho đến nay.
Phần lớn những ca khúc này đã do Khánh Ly trình bày và thâu âm lần đầu tiên. Một vài bài chưa từng có ca sĩ nào thâu âm.
Tổng cộng theo danh sách này là 239 ca khúc.

Danh sách ca khúc

Tên ca khúc
(tên khác)
Năm sáng tác Ca sĩ thâu âm đầu tiên Trong băng nhạc Năm phát hành Ghi chú
Ai ngoài cánh cửa 19 Xuân Mai Như hòn bi xanh 2004
Bà mẹ Ô Lý * 1972 Khánh Ly Hát cho những người ở lại 1977 *
Bài ca dành cho những xác người * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 * Phim Áo lụa Hà Đông
Bay đi thầm lặng 19 Mỹ Tâm Thuở bống là người 2000
Bên đời hiu quạnh 1970 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Bến sông 1959 Duy Quang

*
Biển nghìn thu ở lại 19 Quang Dũng Biển nghìn thu ở lại 2001
Biển nhớ 1962 Lệ Thu Lệ Thu 2 : Đợi chờ 1972
Biển sáng (viết chung với Phạm Trọng Cầu) 1981 Mỹ Linh Việt Nam mến yêu

Biết đâu nguồn cội 1972 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974
Bốn mùa thay lá 1981 Khánh Ly Bên đời hiu quạnh 1992
Bống Bồng ơi! 1993 Hồng Nhung Bống bồng ơi 1993
Bống không là Bống 1995 Trịnh Công Sơn Như tiếng thở dài 1997
Buồn từng phút giây * 1970 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Ca Dao Mẹ 1965 Khánh Ly + Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Cánh Chim Cô Đơn 1980 Thanh Hải Vết lăn trầm 1980?
Cánh Đồng Hòa Bình * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1972 *
Cát Bụi 1965 Khánh Ly Sơn Ca 7 1974
Chỉ Có Ta Trong Cuộc Đời 1970 Khánh Ly Hát cho những người ở lại 1977
Chiếc Lá Thu Phai 1983 Khánh Ly Bên đời hiu quạnh 1992
Chiều Một Mình Qua Phố 1961 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974
Chiều Trên Quê Hương Tôi 1980 Thanh Hải Vết lăn trầm 1980?
Chìm Dưới Cơn Mưa 1974 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Chính Chúng Ta Phải Nói * 1969 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn,
Vân Hòa, Vân Quỳnh,
Vân Khanh
Kinh Việt Nam 1971 *
Cho Đời Chút Ơn 1993 Trịnh Vĩnh Trinh Đóa hoa vô thường
(Diễm Xưa CD 66)
1994
Cho Một Người Vừa Nằm Xuống * 1968 Miên Đức Thắng Việt Nam 1 1971 *
Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói * 1967 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Cho Quê Hương Mỉn Cười * 1967 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn
Kinh Việt Nam 1971 *
Chơi Vơi °
không được biết chỉ nghe tên tựa đề
°
Chưa Mất Niềm Tin * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Chưa Mòn Giấc Mơ * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 *
Chuyện Đóa Quỳnh Hương 1982 Mỹ Tâm Thuở Bống là người 2000
Có Duyên Không Nợ 1998



Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời 19 Khánh Ly Bên đời hiu quạnh 1992
Có Một Ngày Như Thế 19 Vũ Khanh Từ lúc em đi (Diễm Xưa CD 72) 1994
Có Nghe Đời Nghiêng 19 Trịnh Vĩnh Trinh Hoa vàng mấy độ (Diễm Xưa CD 49) 1993
Có Những Con Đường 19 Trịnh Vĩnh Trinh Hoa vàng mấy độ (Diễm Xưa CD 49) 1993
Cỏ Xót Xa Đưa 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Còn Ai Với Ai (Còn Tôi Với Ai)? 19 Trịnh Vĩnh Trinh Tôi ơi đừng tuyệt vọng (DX 063) 1993
Còn Có Bao Ngày 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Còn Mãi Tìm Nhau 19 Trịnh Vĩnh Trinh Môi nào hãy còn thơm (Diễm Xưa CD 057) 1993
Con Mắt Còn Lại 19 Khánh Ly Một cõi đi về (Im lặng thở dài) 1992
Còn Thấy Mặt Người 19 Khánh Ly + Trịnh Công Sơn Như cánh vạc bay 1973
Còn Tuổi Nào Cho Em 19 Khánh Ly Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Cúi Xuống Thật Gần 19 Khánh Ly Hãng Dĩa nhựa Việt Nam 1968
Cũng Sẽ Chìm Trôi 19 Trịnh Công Sơn Ru đời đi nhé (Phù Nam phát hành) 1992
Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu
(thơ: Trịnh Cung)
19 Khánh Ly Hãng Dĩa Việt Nam 1969? Phim Mùa hè chiều thẳng đứng
Dã Tràng Ca (Tiếng Hát Dã Tràng) Trường ca 1962 Ánh Tuyết Band (chỉ có bản thâu âm trực tiếp) 2004 & 2009
Dân Ta Vẫn Sống * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1971 *
Dấu Chân Địa Đàng (Tiếng Hát Dạ Lan) 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Diễm Xưa 19 Khánh Ly Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Du Mục * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Đại Bác Ru Đêm 1965 Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Để Gió Cuốn Đi 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 Phim Công chúa teen và ngũ hổ tướng
Đêm (Đêm Hồng)
AC & M Đêm thần thoại 2005
Đêm Bây Giờ, Đêm Mai * 1965 Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967 *
Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Đi Mãi Trên Đường 19 Trịnh Vĩnh Trinh Vì tôi cần thấy em yêu đời 2001
Đi Tìm Quê Hương * 1965 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Đóa Hoa Vô Thường 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Đoản Khúc Thu Hà Nội 1995 Hồng Nhung Đoản khúc thu Hà Nội 1997
Đời Cho Ta Thế 19 Trịnh Công Sơn Ru đời đi nhé 1992
Đợi Có Một Ngày * 1972 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Đời Gọi Em Biết Bao Lần 19 Thanh Hải Vết lăn trầm 1980
Đôi Mắt Nào Mở Ra * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1972 *
Đời Sống Không Già Vì Có Chúng Em 19 Mắt Ngọc Như hòn bi xanh 2004
Đồng Dao 2000 2000 Trịnh Công Sơn Tiến thoái lưỡng nan 2000
Đồng Dao Hòa Bình * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Đừng Mong Ai, Đừng Nghi Ngại * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 *
Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên ? 19 Khánh Ly Bông hồng cho người ngã ngựa 1981
Em Đã Cho Tôi Bầu Trời 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Em Đến Cùng Mùa Xuân 19 Nhóm Cadillac Như hòn bi xanh 2004
Em Đến Từ Nghìn Xưa 1980 Khánh Ly Lời buồn thánh 1981
Em Đi Bỏ Mặc Con Đường (Em Đi Bỏ Lại Con Đường) 1994 Vũ Khanh Từ lúc em đi (Diễm Xưa CD 72) 1994
Em Đi Trong Chiều * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Em Hãy Ngủ Đi 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Em Là Hoa Hồng Nhỏ 1990 Thu Ngọc Thiên đàng tuổi thơ 1996
Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới 19 Phương Thanh Sinh nhật của rừng

Gần Như Niềm Tuyệt Vọng 19 Khánh Ly Niệm khúc hoa vàng 1989
Gia Tài Của Mẹ * 1965 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Giọt Lệ Thiên Thu 19 Trịnh Công Sơn Ru đời đi nhé 1992
Giọt Nước Cành Sen (thơ: Thân Thị Ngọc Quế)
Ánh Tuyết


Giọt Nước Mắt Cho Quê Hương 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969
Gọi Đời Lên Mau 19 Thanh Thúy


Gọi Tên Bốn Mùa 19 Khánh Ly Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Góp Lá Mùa Xuân 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Hạ Trắng 19 Uyên Phương Phạm Mạnh Cương 18 : Những bài ca tháng hạ 1971
Hai Mươi Mùa Nắng Lạ 1995 Trịnh Vĩnh Trinh Em đến từ nghìn xưa (Diễm Xưa CD 78) 1995
Hành Ca * 1968 Trịnh Công Sơn, Vân Quỳnh, Vân Khanh Kinh Việt Nam 1971 *
Hành Hương Trên Đồi Cao (Người Đi Hành Hương Trên Đỉnh Núi) 19 Khánh Ly Trường Sơn 5 : Tình trong khói lửa 1972
Hát Trên Những Xác Người * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Hãy Cố Chờ * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Hãy Đi Cùng Nhau (Hãy Đi Cùng Tôi) * 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 *
Hãy Khóc Đi Em 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Hãy Nhìn Lại * 1972 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Hãy Sống Dùm Tôi * 1965 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Hãy Yêu Nhau Đi 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Hòa Bình Là Cơm Áo * 19 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn
Kinh Việt Nam 1971
Hoa buồn[1] trước 1963 Vũ Lập đơn ca 13/1/1963, chưa thu âm


Hoa Vàng Mấy Độ 19 Trịnh Vĩnh Trinh Hoa vàng mấy độ 1993
Hoa Xuân Ca 19 Trịnh Công Sơn Như tiếng thở dài 1997
Hôm Nay Thức Dậy * 19 Trịnh Công Sơn Nhạc tuyển 1 1970 *
Hôm Nay Tôi Nghe 19 Trịnh Vĩnh Trinh Em đến từ nghìn xưa (Diễm Xưa CD 78) 1995
Huế - Sài Gòn - Hà Nội 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969
Huyền Thoại Mẹ 19 Tam ca Áo trắng Theo bóng hoàng hôn

Im Lặng Thở Dài (Tôi Đang Lắng Nghe) 19 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh
Xuân Nghi Như hòn bi xanh 2004
Khói Trời Mênh Mông 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Lại Gần Với Nhau * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Lặng Lẽ Nơi Này 19 Cẩm Vân Lặng lẽ nơi này (Mưa Hồng CD 7) 1991
Lời Buồn Thánh 19 Lệ Thu
1974
Lời Của Dòng Sông * 19 Khánh Ly Hãng Dĩa nhựa Việt Nam 1968? *
Lời Mẹ Ru 19 Khánh Ly + Uyên Phương Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Lời Ở Phố Về * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Lời Ru Đêm * 1972 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Lời Thiên Thu Gọi 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Mẹ Bỏ Con Đi (Đường Xa Vạn Dặm) 19 Hồng Nhung Bống bồng ơi 1993
Mẹ Của Anh (thơ: Xuân Quỳnh) 19 Thùy Dương


Mẹ Đi Vắng (thơ: Nguyễn Quang Dũng) 1982 Yến Nhi Thiên đàng tuổi thơ 1996
Môi Hồng Đào 19 Trịnh Vĩnh Trinh Đóa hoa vô thường
(Diễm Xưa CD 66)
1994
Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui 1980 Khánh Ly Bông hồng cho người ngã ngựa 1981
Một Buổi Sáng Mùa Xuân * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Một Cõi Đi Về
Khánh Ly Hát cho những người ở lại 1977
Một Lần Thoáng Có 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Một Ngày Như Mọi Ngày 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Một Ngày Vinh Quang * 1972 Khánh Ly Lời buồn thánh 1981 *
Mùa Áo Quan * 1972 Khánh Ly Lời buồn thánh 1981 *
Mùa Hè Đến 19 Tóc Tiên Như hòn bi xanh 2004
Mưa Hồng 19 Khánh Ly Hãng Dĩa Việt Nam 1968
Mưa Mùa Hạ 19



Mùa Phục Hồi (Xin Chờ Những Sớm Mai) * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Mừng Sinh Nhật 19 Xuân Nghi Như hòn bi xanh 2004
Muôn Trùng Biển Ơi 19 Trịnh Vĩnh Trinh Tình yêu tìm thấy (Diễm Xưa CD 160) 2000
Nắng Thủy Tinh 19 Lệ Thu Những bài ca tháng hạ (Phạm Mạnh Cương 18) 1971 Phim Mùa hè chiều thẳng đứng
Này Em Có Nhớ 19 Khánh Ly - Trịnh Công Sơn Như cánh vạc bay 1973
Ngẫu Nhiên 19 Khánh Ly Hát cho những người ở lại 1977
Ngày Dài Trên Quê Hương * 1965 Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967 *
Ngày Mai Đây Bình Yên * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1971 *
Ngày Về * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Ngày Xưa Khi Còn Bé (Ngày Nay Không Còn Bé) (thơ: Đoàn Xuân Kiên ?) 1993 Trịnh Vĩnh Trinh Sóng về đâu 2000
Nghe Những Tàn Phai 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Nghe Tiếng Muôn Trùng * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Ngủ Đi Con 1965 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969
Ngụ Ngôn Mùa Đông * 1965 Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967 *
Người Con Gái Việt Nam Da Vàng * 1965 Trịnh Công Sơn Quán Văn 1967 *
Người Già, Em Bé (Ghế Đá Công Viên) 1966 Trịnh Công Sơn Quán Văn 1967
Người Về Bỗng Nhớ 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Nguyệt Ca 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Nhân Danh Việt Nam * 19 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn
Kinh Việt Nam 1971 *
Nhìn Những Mùa Thu Đi 19 Trịnh Công Sơn Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Nhớ Mùa Thu Hà Nội 19 Trịnh Vĩnh Trinh Hoa vàng mấy độ (Diễm Xưa CD 49) 1993
Như Cánh Vạc Bay 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Như Chim Ưu Phiền 1993 Khánh Ly Còn tuổi nào cho em 2003
Như Hòn Bi Xanh 1978 Trịnh Công Sơn + Thanh Hải Vết lăn trầm 1980
Như Một Lời Chia Tay 19 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Như Một Vết Thương 19 Khánh Ly Như một vết thương 2009
Như Tiếng Thở Dài 19 Khánh Ly Hát cho những người ở lại 1977
Những Ai Còn Là Việt Nam * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 *
Những Con Mắt Trần Gian 19 Khánh Ly Hãng Dĩa Việt Nam 1970
Những Giọt Máu Trổ Bông * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 *
Những Giọt Mưa Khuya * 1959


*
Nhưng Hôm Nay... * 1969


*
Níu Tay Nghìn Trùng 19 Trịnh Vĩnh Trinh Tôi ơi đừng tuyệt vọng (Diễm Xưa CD 63) 1993
Nối Vòng Tay Lớn 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969
Ở Trọ (Cõi Tạm) 19 Khánh Ly Lời buồn thánh 1981
Phôi Pha 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974
Phúc Âm Buồn 19 Trịnh Công Sơn Nhạc tuyển 1 1969?
Quê Hương




Quê Hương Đau Nặng * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Quỳnh Hương 1980 Khánh Ly Bên đời hiu quạnh 1992
Ra Đồng Giữa Ngọ 19 Trịnh Công Sơn Như tiếng thở dài 1997
Rơi Lệ Ru Người (Thí Dụ) * 1975 Khánh Ly Một cõi đi về 1992 *
Rồi Như Đá Ngây Ngô 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Ru Đời Đã Mất * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Ru Đời Đi Nhé! 19 Trịnh Công Sơn Ru đời đi nhé 1992
Ru Em 19 Tuấn Ngọc Tứ Quý 1971
Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng (Ru Mãi Ngàn Năm) 19 Khánh Ly Ghi âm trực tiếp Quán văn 1967
Ru Ta Ngậm Ngùi (Môi Nào Hãy Còn Thơm) 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Ru Tình 1993 Trịnh Vĩnh Trinh Tôi ơi đừng tuyệt vọng 1993
Rừng Xanh Xanh Mãi 1992 Khánh Ly Đời cho ta thế 2000
Rừng Xưa Đã Khép 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970 Phim Mùa hè chiều thẳng đứng
Sao chiều[1] 1957 về trước Hữu Thái hát 13/1/1963, chưa thu âm


Sao Mắt Mẹ Chưa Vui ? (Đêm Nay Hòa Bình) * 1973 Khánh Ly Shotguns-Hòa bình 1974 *
Sẽ Còn Ai * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Sóng Về Đâu? 1995 Vũ Khanh Yêu em một nửa 1996
Sương Đêm °
không được biết chỉ nghe tên tựa đề
°
Ta Đi Dựng Cờ * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1971 *
Tạ Ơn 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1971
Ta Phải Thấy Mặt Trời * 1969 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn,
Vân Hòa, Vân Quỳnh,
Vân Khanh
Kinh Việt Nam 1971 *
Ta Quyết Phải Sống * 1969 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 3 1971 *
Ta Thấy Gì Đêm Nay 1968 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969
Tết Suối Hồng 19 Tóc Tiên Như hòn bi xanh 2004
Thành Phố Mùa Xuân (Sài Gòn Mùa Xuân) 19 Lan Ngọc Phôi pha 1998
Thiên Sứ Bâng Khuâng (thơ: Trịnh Cung) 19 Tuấn Ngọc


Thuở Bống Là Người 1997 Bảo Phúc Đóa hoa vô thường (Hãng phim Trẻ phát hành) 1997
Thương Một Người 1959 Thanh Thúy Thanh Thúy 4 : Tìm quên 1971 ?
Tiến Thoái Lưỡng Nan 19 Trịnh Công Sơn Vì tôi cần thấy em yêu đời 2001
Tiếng Ve Gọi Hè 19 Mây Trắng Như hòn bi xanh 2004
Tình Ca Người Mất Trí * 1965 Khánh Ly Jo Marcel 3 1970 *
Tình Khúc Ơ-Bai 19 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Tình Nhớ 19 Khánh Ly Sơn Ca 7 1974
Tình Sầu 19 Khánh Ly Nhạc tuyển 1 1970?
Tình Xa 19 Khánh Ly Tình ca Việt Nam 1 (Nhạc chủ đề Nguyễn Đình Toàn) 1971
Tình Xót Xa Vừa 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Tình Yêu Tìm Thấy 1982 Trịnh Vĩnh Trinh Tình yêu tìm thấy 2000
Tôi Biết Tôi Yêu * 1972 Khánh Ly Lời buồn thánh 1981 *
Tôi Đã Mất * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 5 1974 *
Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng 19 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Tôi Ru Em Ngủ 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Tôi Sẽ Đi Thăm * 1965 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 1 1969 *
Tôi Sẽ Nhớ 19 Trịnh Công Sơn Vết lăn trầm 1980
Tôi Tìm Tôi (Tôi Là Ai) * 19 Khánh Ly Như một vết thương 2009 *
Trong Nỗi Đau Tình Cờ 19 Trịnh Công Sơn Ru đời đi nhé 1992
Tự Tình Khúc 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Từng Ngày Qua 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973
Tuổi Đá Buồn 19 Trịnh Công Sơn Nhạc tuyển 1 1970
Tuổi Đời Mênh Mông 1982 Khánh Ly Một cõi đi về 1992
Tuổi Trẻ Việt Nam * 1969 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn, Vân Quỳnh
Kinh Việt Nam 1971 *
Tưởng Rằng Đã Quên 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Ướt Mi 1958 Thanh Thúy Thanh Thúy 1959?
Vẫn Có Em Bên Đời 19 Khánh Ly Tôi ơi đừng tuyệt vọng (Diễm Xưa CD 63) 1993
Vẫn Nhớ Cuộc Đời * 19 Khánh Ly Như cánh vạc bay 1973 *
Vàng Phai Trước Ngõ 19 Trịnh Vĩnh Trinh Người về bỗng nhớ 1997
Về Trong Suối Nguồn 19 Trịnh Vĩnh Trinh + Quang Minh Vì tôi cần thấy em yêu đời 2001
Về Thăm Mái Trường Xưa 19 Ý Lan Vẫn có anh bên đời 1992
Vết Lăn Trầm 19 Trịnh Công Sơn Nhạc tuyển 1 1970
Vì Bé Ngoan 19 Nhóm Búp Bê xinh Như hòn bi xanh 2004
Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời 19 Thanh Hải Vết lăn trầm 1980
Việt Nam Ơi, Hãy Vùng Lên * 1969 Trịnh Công Sơn,
Hoàng Xuân Sơn
Kinh Việt Nam 1971 *
Vườn Xưa 1993 Trịnh Vĩnh Trinh Em đến từ nghìn xưa 1995
Xa Dấu Mặt Trời 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 2 1970
Xác Ta Xác Thù °
không được biết chỉ nghe tên tựa đề
°
Xanh Lòng Phai Tàn * 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973 *
Xin Cho Tôi 19 Khánh Ly Quán Văn 1967
Xin Mặt Trời Ngủ Yên 19 Khánh Ly Ghi âm trực tiếp Quán Văn 1967
Xin Trả Nợ Người 1993 Trịnh Vĩnh Trinh Tôi ơi đừng tuyệt vọng 1993
Yêu Dấu Tan Theo 19 Khánh Ly Hát cho quê hương Việt Nam 4 1973
Ghi chú :
  • Trong danh sách này có cả những ca khúc chỉ được biết cái tựa đề (có đánh dấu ° và in nghiêng). Như trước bài Ướt mi năm 1958, NS Trịnh Công Sơn còn cho biết đã sáng tác một số ca khúc khác như Sương đêm, Chơi vơi, nhưng những ca khúc này không được biết đến, cả 1 nốt nhạc hay 1 câu hát trong bài cũng không được biết, ngoài tựa đề.
  • Cho đến năm 2010, vẫn còn nhiều ca khúc chưa được các cơ quan quản lý tại Việt Nam hiện nay cho phép lưu hành trở lại (có đánh dấu * sau tên ca khúc).
(Sưu tầm: N.Anh)

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

ẢNH THÀNH VIÊN D1 ( Ai có thì up lên nhé)






Có mấy tấm hôm cưới Minh Lãm up lên, mọi người ai có thì up lên tiếp nhé.
N.Anh

VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP D1 DỊP 30-4

Theo thông báo của đồng chí Bốn và ban liên lạc lớp
- Chương trình họp lớp D1 dự kiến diễn ra lúc 8h0' ngày 29-04-2012 ( Chủ nhật).
- Địa điểm: Thị trấn Giắt - Triệu Sơn.
Đề nghị các anh, chị em thông báo cho anh Bốn về tình hình tham dự ( có về được hay không, số lượng người) để Ban liên lạc lớp có kế hoạch chuẩn bị.
Mọi phản hồi và đóng góp ý kiến của ACE xin liên lạc với Mr. Bốn qua điện thoại: 0945.569.729
Trân trọng!

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tiến độ, tình hình liên lạc

Đồng chí Bốn!

Đề nghị đồng chí báo cáo tình hình liên lạc với các thành viên D1 qua mobile phone?

Thanks

Minh

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Một bài học xương máu!

Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:

1. không phải thằng nào ỉa vào người mình cũng là kẻ thù của mình
2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn mình
3. và khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.



                                                                                        Vũ Khắc Minh (st)