Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

NGỌC PHÒNG BÍ KÍP

Tố nữ kinh ( Trung Quốc) - Kamasutra ( Ấn Độ) những "sản phẩm độc quyền" của vua chúa.

Ái ân là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng phần lớn chúng ta hay né tránh vấn đề được xem là nhạy cảm này. Nhưng bản thân nó vẫn hàng ngày hiện diện bên chúng ta và có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao ta không thừa nhận nó và nhìn thẳng vào vấn đề. Xin giới thiệu với mọi người 2 bộ sách kinh điển của nhân loại đã có tuổi trên 4000 năm, trong đó chứa đựng những kiến thức bổ ích cho vấn đề ái ân, nơi cảm xúc thăng hoa. Trân trọng giới thiệu: Tố Nữ Kinh và Kamasutra ( các bản đã được dịch sang tiếng Việt).




Nhiều đấng cửu trùng chỉ sống được 20-30 năm chỉ vì thể hiện thứ "quyền lực" ấy một cách quá ư mãnh liệt, khiến cơ thể không còn khả năng bù đắp những tổn hao quá lớn diễn ra hằng đêm. Tuy nhiên, có vị hiểu được điều này rất sớm, nên trong thời gian trị vì, đã có bên mình những danh y, cố vấn tình dục vào hàng siêu đẳng.


Tiêu biểu cho thành phần biết lo xa đó là vua Hoàng Đế nước Trung Quốc sống cách đây khoảng 4.600 năm. Ông có ba nữ cố vấn tình dục là Tố nữ, Huyền nữ và Thái nữ, luôn kề cận bên mình để trả lời mọi "thắc mắc biết hỏi ai" của nhà vua. Ngoài ra, nhà vua còn có một danh y giúp chăm sóc sức khoẻ, tương truyền chỉ riêng tuổi thọ 800 năm của ông Bành Tổ này cũng đủ trở thành một đảm bảo tuyệt vời có thể khiến nhà vua yên tâm mà thể hiện "quyền lực" hằng đêm trong cung cấm. Có lẽ nhờ vậy mà Hoàng Đế sống đến 100 tuổi (2697-2598 trước Công nguyên) và thời đại của ông đã để lại cho đời sau hai bộ "tính dục kinh" nổi tiếng là Hoàng Đế nội kinh và Tố nữ kinh.

Nếu Kamasutra chú trọng đến tư thế ái ân để mang lại sự thoả mãn toàn diện, thì Tố nữ kinh (và y học cổ đại Trung Quốc nói chung) dựa trên ý niệm âm - dương, ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và được coi là sách kinh điển về tính dục học suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Tác phẩm này chủ yếu ghi lại những câu hỏi của nhà vua và lời giải đáp của Tố nữ, được người đời sau coi đó là những ý niệm có tính khoa học và vẫn còn có giá trị nhất định trong xã hội đương thời. Yếu tố âm dương thường được nữ cố vấn này vận dụng trong nhiều trường hợp "khúc mắc" của nhà vua. Chẳng hạn như Hoàng Đế than phiền với Tố nữ là ông cảm thấy mình khí suy nhược, khi ái ân không có sự đồng nhịp với bạn đồng hành, khiến cho tâm trạng bất an, lòng không còn vui thú. Người cố vấn này đã giải thích rằng hiện tượng trên xuất phát từ sự thiếu hoà hợp âm dương, tinh lực của người nam như lửa, của nữ như nước, nếu tinh lực của người nữ mạnh hơn nam thì cũng như nước tạt vào lửa, làm cho ngọn lửa tắt ngấm, dẫn đến hậu quả là sự ái ân có hại cho sức khoẻ và không còn thú vị nữa.Về sự hoà hợp âm dương, Tố nữ kinh còn đi xa hơn khi cho rằng trong ân ái, người nam có thể "hấp thu" tinh lực của người nữ bằng cách làm cho họ đạt đến độ cực khoái nhiều lần trong khi mình vẫn bế tinh, không làm mất đi chân khí. Sự hấp thu này tăng cường khí lực cho bộ não, khiến cho họ có thể sống trường thọ. Trong khi đó, ở giới nữ, tình trạng cực khoái một hay nhiều lần trước bạn tình không làm hao tổn chân khí của họ. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho các vua chúa phong kiến có nhiều phi tần cung nữ trẻ đẹp bao quanh.


Sự hấp dẫn và đi sâu vào điểm yếu ở nam giới của Tố nữ kinh đã khiến cho các vua chúa và giới công hầu trong xã hội Trung Quốc coi đó như "gia bảo" thuộc thành phần giai cấp của họ. Mặt khác, theo quan niệm thời đó, những gì đề cập đến trong tác phẩm này là "tà dâm", làm bại hoại xã hội, cho nên Tố nữ kinh bị ém nhẹm trong chốn cung đình hay giới quý tộc trong suốt hơn 2.000 năm. Nhiều bậc đế vương không hiểu thấu đáo hay hiểu sai những gì được diễn đạt trong Tố nữ kinh, khiến cho nhiều ông đã sớm rời bỏ ngai vàng, về miền cực lạc ở tuổi 20-30. Mãi đến năm 225, dưới thời nhà Hán, sách này mới được phổ biến tương đối rộng rãi trong tam cung lục viện và sau đó đi dần vào cuộc sống đời thường.

Sự hiện diện của Kamasutra trong nghiên cứu tính dục của giới khoa học đương đại là điều đã rõ. Cho đến nay, 64 tư thế ái ân do kinh này vạch ra vẫn còn là đề tài tham khảo trong các tài liệu tính dục học.
Kamasutra và Tố nữ kinh trong cuộc sống đương đại

Tố nữ kinh không được giới nghiên cứu phương Tây chú ý bằng Kamasutra, tuy vậy, những ý niệm căn bản mà nó nêu lên vẫn đang là chủ đề được các nhà tình dục học chuyên tâm nghiên cứu. Ý niệm này được tóm lược trong câu nói của Huyền nữ với Hoàng Đế: "Dương đắc âm nhi hoá dục, âm hộ dương nhi thành trưởng, âm dương tương hỗ tương thành, hỗ tương cảm ứng, tuần hoàn tương sinh" (Dương có âm mà sinh ham muốn, âm hỗ trợ dương cùng lớn lên, âm dương cùng hỗ trợ nhau mà thành, cùng nhau cảm ứng, cùng nhau tuần hoàn). Đến thời nhà Chu (770-220 trước CN), những người theo học thuyết của Lão tử tiếp tục nhấn mạnh đến thuyết âm dương trong sinh hoạt nam nữ. Họ cho rằng người phụ nữ hấp thu được khí âm một cách viên mãn, trong khi đó, người nam chỉ hấp thu dương khí trong một chừng mực nào đó. Vì thế, theo họ, trong đời sống gối chăn, trước khi xuất tinh, người nam phải tạo điều kiện cho người nữ đạt đến cực khoái nhiều lần để hấp thu tinh lực của họ. Không làm được điều này, có nghĩa là nếu người nam xuất tinh trước người nữ thì đương sự sẽ không hấp thu được tinh lực của người nữ, sức khoẻ suy kém, lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Cũng từ quan niệm này, những người theo học thuyết Lão tử coi hiện tượng thủ dâm là cấm kỵ và có hại cho sức khoẻ, vì không có sự hoà hợp âm dương.

Trong khi đó, y học phương Tây trước đây quan niệm rằng tinh dịch của người đàn ông sẽ được phục hồi ngay sau khi xuất tinh và năng lực sản xuất tinh dịch của cơ thể họ là vô hạn. Điều này về sau được đánh giá là một ngộ nhận. Nhiều nhà y học cho rằng sau khi cho đi nửa lít máu, cơ thể cảm thấy yếu mệt trong một đến hai ngày, cho đến khi lượng máu mất đi được tái tạo. Với tinh dịch của người nam cũng vậy, cơ thể phải tốn nhiều khí lực sau một lần xuất tinh để tái tạo tinh dịch và tái lập sự cân bằng về hormone đã mất. Những người xuất tinh một hay nhiều lần hơn nữa mỗi ngày sẽ mất dần trí nhớ và sự mẫn tiệp, vì 20% tinh dịch của họ được cấu tạo bằng dịch não tuỷ. Những phát hiện y học gần đây cho thấy hiện tượng xuất tinh thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thiếu kẽm trầm trọng trong cơ thể, dẫn đến hậu quả lão suy sớm, kém tập trung, trầm cảm mạn tính, mất khả năng tình dục... Chính những nhận định khoa học này chứng tỏ ý niệm cơ bản về "bế tinh" và kiểm soát xuất tinh trong Tố nữ kinh đến nay vẫn còn giá trị thực tế. Nhiều "kỹ thuật" khác được đề cập tỉ mỉ trong bộ tính dục kinh trên cũng còn tính thời sự.

Tải về theo đường link sau:
1. Tố Nữ kinh: Tố Nữ kinh


PS: nếu gặp khó khăn trong việc tải về và đọc ( văn bản định dạng PDF) xin liên hệ với N.Anh để được giải đáp.
(N.Anh)

Không có nhận xét nào: