Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

MỸ NGỪNG XÂY CẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC


Uỷ ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) ngưng tất cả giấy phép xây cất và hoạt động lò phản ứng hạt nhân trên toàn nước Mỹ

Nhóm biên dịch Nguyễn Thế Hùng 
Ngày 24 tháng 8 năm 2012
Lời dẫn của nhóm biên dịch:
Bảo quản và tồn trữ những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng là trách nhiệm của nhà máy điện nguyên tử. Một nhà máy điện hạt nhân thải ra khoản 30 tần uranium một năm dưới dạng các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Ngay tại Hoa Kỳ, một nước to lớn với nhiều vùng đất sa mạc hoang vu, cho đến hôm nay sau hơn 20 năm tìm kiếm nhưng họ không tìm được một địa điểm nào thích hợp để tồn trữ lâu dài (vài ngàn năm hay lâu hơn) nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà mát điện nguyên tử của họ, và kết quả là Toà Kháng Án Hoa Kỳ ngày 14/08/2012 đã ra lệnh Uỷ Ban Pháp Quy Quốc Gia ngưng cấp giấy phép xây cất và tái cấp giấy phép tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp nước Mỹ vì tình trạng nguy hiểm và không an toàn  do việc tồn trữ các thanh nhiên liệu uranium phế thải ngay tại khu vực các lò phản ứng hạt nhân. Thảm họa Fukushima chứng minh cho tình trạng nguy hiểm và rất không an toàn này. Nếu có nhà máy ĐHN tại Việt Nam, nan đề thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tích lũy hằng năm sẽ được giãi quyết cách nào đây? Thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là những quả bom nguyên tử chờ nổ mà người dân Việt Nam phải gánh chịu muôn đời!
Điện hạt nhân: lợi chỉ một mà hại trăm ngàn lần!
Đề nghị những vị chuyên gia và nhân sĩ trong nước, vì sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân, vì an toàn và tồn vong của cả nước trước nạn ô nhiễm phóng xạ và thảm họa nguyên tử, hãy nhanh chóng thay mặt toàn dân có hành động tích cực can thiệp với Quốc Hội, lãnh đạo Đảng Cộng Sản yêu cầu ngưng hẳn dự án điện hạt nhân trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Cả nước đang mong mỏi vào tấm lòng của quí vị.

Uỷ ban pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) ngưng tất cả giấy phép xây cất và hoạt động lò phản ứng hạt nhân trên toàn nước Mỹ

Washington D C (SPX) ngày 14 tháng 8 năm 2012

Ủy Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) đã quyết định đình cấp giấy phép cuối cùng của ít nhất 19 giấy phép xây cất và vận hành  lò phản ứng hạt nhân – 9 giấy phép xây cất và vận hành, 8 giấy phép tiếp tục hoạt động, 1 giấp phép hoạt động, 1 giấp phép cấp trước - nhằm  đáp lại một phán quyết có tính cách tiên phong về giãi quyết chất phế thải hạt nhân  của Tòa Kháng Án của khu vực D.C. (District of Columbia).

Hành động của Ủy Ban Pháp Quy Hạt Nhân (NRC)  mà đã được yêu cầu trong kiến nghị ngày 18 tháng 6 năm 2012  bởi 24 nhóm, đòi hỏi NRC trả lời quyết định của toà án bằng cách là phải ra lệnh đình lại quyết định cấp giấy phép cuối cùng cho đến khi nào cơ quan này hoàn tất công tác soạn thảo các điều lệ về những ảnh hưởng đến môi trường của các chất phế thải hạt nhân chứa lưọng phóng xạ cao dưới dạng thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, việc bảo quản và loại bỏ các thanh nhiên liệu dùng cho lò phản ứng đã qua sử dụng.

Trong khi hoan nghênh hành động của NRC, các tổ chức này cũng lưu ý rằng hầu  hết những dự án điện hạt nhân Hoa Kỳ đã từng bị lệch hướng bởi những khó khăn vô cùng to lớn mà kỹ nghệ hạt nhân đang đối mặt, gồm việc không đủ khả năng kiểm soát giá cả gia tăng vượt ngoài tầm tay, và sự sẵn có của các loại năng lượng khác, phi hạt nhân, rẻ hơn năng lượng hạt nhân rất nhiều.

Diane Curran, một trạng Sư đại diện cho một vài tổ chức có tên trong vụ kiện tại Tòa Kháng Án, nói: "Ủy Ban cần phải ngưng tất cả những quyết định cấp giấy phép sau cùng – nhưng không phải là các tiến đô cấp giấy phép – cho đền khi NRC hoàn tất  nghiên cứu toàn bộ và sâu xác về những ảnh hưởng đến mội trường của việc tồn trử và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Công tác nghiên cứu này đáng lẻ cần phải được thực hiện từ những năm trước, nhưng NRC cứ chơi trò đá lon trên đường. Khi Toà Kháng Án ra lệnh NRC ngưng cấp giấy phép và phải xem xét những tác động gây ra từ những thanh nhiên liệu đã sử dụng mà không tìm ra được phương cách nào để loại bỏ chúng,  Ủy Ban có thể chọn cách kháng cáo quyết định này của tòa án,  hạn chót kháng cáo là ngày 22 tháng 8, hay là chọn thực hiện công việc phân tích nghiêm chỉnh những tác động của nhiên liệu phế thải đến môi trường trong thời gian vài năm tới. Với quyết định của Ủy Ban Kiển Soát Hạt Nhân vào ngày hôm nay,  chúng tôi hy vọng Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia sẽ tiến hành nghiêm chỉnh công tác này”

Lou Zeleler, Chủ tịch của Liên Đoàn Bảo Vệ Môi Trường Blue Ridge, một tổ chức khác cùng viết kiến nghị nộp cho tòa án nói: “Có vẽ như các viên chức của Ủy Ban, ít nhất là đi bước đầu, đã nắm bắt được mức độ quan trọng của phán quyết của Tòa, và chúng tôi  rất lạc quan  là Ủy Ban sẽ thiết lập một tiến trình cơ bản và minh bạch, công bình theo đạo luật về Chánh Sách Môi Trường Quốc Gia để  kiểm soát những tác hại nguy hiểm đến môi trường của việc bảo quản và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã được sử dụng trước khi quyết định cấp giấy phép hay tái cấp giấy phép vận hành các lò phản ứng hạt nhân.”

Cựu Chủ tịch Ùy Ban ông Peter Bradford đã tuyên bố: “một điều quan trọng cần được nhận biết là những lò phản ứng hạt nhân đang chờ cấp giấy phép xây dựng sẽ không được xây dưng trong một thời gian ngắn sắp tới, ngay cả không có quyết định của Tòa  hay là hành động của Ủy Ban NRC vào ngày hôm nay. Sự giảm sút về yêu cầu của điện hạt nhân , những nguồn  năng lượng rẻ khác và giá cả nhảy vọt của nhà máy điện hạt nhân đã triệt hạ tiềm năng trước mắt của ngành điện hạt nhân ngay trước khi có quyết định của Tòa án. Điều quan trọng nữa là phán quyết của Tòa đang điều chỉnh quan điểm cố  hữu của NRC là thúc-đẩy-thực-hiện-điện-hạt-nhân-nhưng-đình-hoản-giãi-quyết-các-khó-khăn liên quan đến an toàn và môi trường, không thể đổ lỗi cho Ủy Ban về việc đưa đến tình trạng bê bối hiện nay mà một thời được xem như là “sự phục hưng năng lượng hạt nhân.”

Ngày 18 tháng Sáu, đã có 24 tổ chức dân sự đứng ra nộp kiến nghị khiếu kiện Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia Hoa Kỳ. Các tổ chức dân sự này sẽ đề ra một chương trình hành động tiếp theo, vào tháng Chín 2012.

Ngày 8 tháng Sáu, Toà án đã bác bỏ quyết định của NRC cho phép cấp giấy phép và tái cấp giấy phép vận hành các lò phản ứng hạt nhân dựa trên giả thiết rằng (a) Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia (NRC) sẽ tìm được một phương cách thích hợp để loại bỏ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các lò phản ứng nguyên tử trong thời gian sau này khi mà vấn đề này trở thành “cần thiết” và (b) trong khi chờ đợi, những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng có thể được bảo quản ngay taị khu vực của các lò phản ứng hạt nhân (trong các hồ giãi nhiệt).

Tòa đã lưu ý rằng, sau nhiều thập niên bị thất bại trong việc tìm nơi bảo quản thích hợp các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, bao gồm hai mươi năm làm việc tại vị trí thuộc vùng núi Yucca Mountain nay cũng bị ngừng hẳn, NRC “hiên nay không có kế hoạch dài hạn nào ngoại trừ hy vọng có được một khu vực với vị trí địa dư thích hợp.“ Do đó có thể nói rằng các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ phải được tồn trử “vĩnh viễn” ngay tại khu vực của nhà máy điện hạt nhân. Trong trường hợp này, Ùy Ban Pháp Quy Quốc Gia (NRC) cần phải xác định những hậu quả nào sẽ xảy ra cho môi trường do sự thất bại của công tác thiết lập vùng tồn trử thanh nhiên liệu phế thải khi cần đến.

Tòa cũng bác bỏ quyết định của NRC về vấn đề giảm thiểu những nguy cơ rò rỉ hay hỏa hoạn xày ra tại các hồ chứa những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, vì NRC đã không chứng minh được rằng những tai nạn này trong tương lai sẽ không đáng kể. Tòa  nhận thấy rằng kinh nghiệm quá khứ với những rò rỉ từ hồ chứa thanh nhiên liệu không đủ để dùng cho việc tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Tòa cũng đưa ra kết luận rằng NRC đã không chứng minh được những trận hỏa hoạn kinh khủng tại các hồ chứa nhiên liệu là rất thấp để có thể bỏ qua nguy cơ này.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận.

Nếu vẫn bị nhóm lợi ích hạt nhân trong nước ép xây cất thì nơi này sẽ phải chứa mỗi năm 30 tấn uranium thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải  vì  Việt Nam không có  nơi nào đáp ứng đủ điều kiện để  tồn trữ! (sẽ là những bom nguyên tử chờ giờ nổ!)


(Theo xuandienhannom.blogspot.com)

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

ĐIỆN HẠT NHÂN - PHẢI CHĂNG LÀ GIẤC MƠ ĐẾN CHÓNG MẶT


Thảm họa kinh hoàng Chernobyl, xếp hạng 7 theo thang INES, xảy ra tại Ukraina, Liên Xô cũ, ngày 26-4-1986, là sự kiện khơi mào cho nhận thức của nhân loại về sự nguy hiểm tiềm tàng của hạt nhân dân sự.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gặp sự cố gây thảm họa vào ngày 26/4/1986

Tai nạn này là do ở những sai sót trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân và một loạt lỗi lầm của con người, nhất là thái độ quan liêu không thể tả.

Công suất yếu, tâm lò không ổn định, nước dùng để truyền nhiệt có mặt khắp nơi, nhưng nó cũng là nguồn hấp thụ nơtron và do đó hơi nước rất là nguy hiểm và các cần điều khiển (barres de contrôle) không hoàn toàn dễ sử dụng.Chính lò phản ứng số 4 RBMK của Liên Xô, 1000 MW, kiểu lò nước sôi nhẹ, kiềm hãm bằng than và được làm giàu thấp với uranium, đã gánh chịu vụ nổ (không phải hạt nhân) và chảy tâm lò. Lò này, dạng trụ với đường kính là 12 m và cao 8 m, chứa 190 tấn uranium làm giàu 2%. Những điểm yếu của kiểu lò này là không có vỏ bọc (enceinte de confinement) hay mái vòm bảo vệ.
Chính thao tác của một vài kĩ sư điện, không biết gì về hạt nhân, đến từ Moscow, với mục tiêu là chứng tỏ khả năng khởi động lại nhà máy cùng với động năng của turbin khi có sự cố bên ngoài về điện, là nguồn gốc gây ra thảm họa. Nguyên nhân là do sự bịt kín và sự gãy đổ các cần điều khiển đối với than kiềm chế. Chế độ siêu cấp (công suất lò phản ứng tăng lên 100 lần) gây ra một loạt các vụ cháy nổ.
Vụ nổ lớn đầu tiên là nổ hơi nước làm tung lên trời 1200 tấn bê tông phủ lò phản ứng. Vụ nổ thứ hai hoặc là do hidro, hoặc do vượt quá giới hạn và phản ứng dây chuyền xảy ra. Ngoài một lượng khổng lồ các chất phóng xạ tung vào không khí (cao hơn 3000 m); người ta ước tính rằng gần 100 kg plutonium (trên tổng số 400 kg chứa trong lò) đã lan tỏa vào môi trường lúc xảy ra vụ cháy.
"Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn

Sự chảy tâm lò và các cấu trúc kim loại tạo nên một lớp corium nằm dưới lò phản ứng. Trong chất thải này có chứa 300 kg plutonium.
Theo một chuyên gia là giáo sư Vassili Nesterenko, sự lắng đọng của plutonium nóng chảy này có thể gây nên một vụ nổ nguyên tử nhiều chục năm sau đó ! Các chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học Belarus tính toán rằng một vụ nổ nguyên tử mạnh từ 50 đến 80 lần bom Hiroshima có thể xảy ra 2 tuần sau vụ nổ Chernobyl !
Những người vận động lobby cho giải pháp điện hạt nhân cho rằng xác suất xảy ra một tai nạn lớn như vậy (chảy tâm lò) là khoảng 1 phần triệu.
Người ta thường nhầm lẫn giữa xác suất và kì vọng toán học (espérance mathématique). Con số rất nhỏ này không thể tin được, bởi vì xác suất phụ thuộc vào rất nhiều giả thiết.
Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người. Đừng quên rằng chỉ trong vòng 50 năm qua mà đã xảy ra năm vụ cháy tâm lò : một ở Three Mile Island, một ở Chernobyl và ba ở Fukushima. Thế giới hiện có 437 lò, với tổng công suất là 370.500 MW.
Khái niệm về rủi ro rộng hơn khái niệm xác suất. Năm nay, nhân kỉ niệm 26 năm Chernobyl, người ta bắt đầu xây dựng một cái Sarcophage (cái quách) khổng lồ thứ 2, trị giá 1,5 tỷ euros, bao trùm lò Chernobyl, với mục đích cấm phóng xạ thóat ra ngoài trời. Thiết nghĩ, thực không có một công nghệ nào "quái lạ" như thế này.
Ai nghiêm trọng hơn?


Fukushima (trái) và Chernobyl
Tác giả đánh giá thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl

Khi so sánh mức độ nghiêm trọng giữa hai thảm họa Chernobyl và Fukushima, cũng như nhiều chuyên gia khác, tôi cho rằng thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl, bởi vì nó được gây ra bởi thiên nhiên và phức tạp hơn nhiều, tuy rằng có nhiều lỗi về thiết kế. Nó đã làm chảy tâm lò phản ứng số 1, 2, và 3 của nhà máy Fukushima 1 Daiichi và gây thấm bể chứa và đáy của một số lò (melt-out).
Thật ra, tập hợp những thanh nhiên liệu chứa trong hồ, tương đương với hai chục tâm lò, cũng có thể bị nóng chảy. Kịch bản này còn nguy hiểm hơn việc nóng chảy một tâm lò bởi vì nó không chỉ liên quan đến nhiều lò phản ứng mà còn nhiều hồ làm mát các thanh nhiên liệu phóng xạ.
Trong khi ở Chernobyl, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được đã gây nên sự hoạt động quá mức của lò phản ứng và từ đó là nhiệt độ cao bất thường, dẫn đến vụ nổ hơi nước hoặc là hidro ; tại Fukushima, phản ứng dây chuyền được tắt một cách tự động khi xảy ra động đất, điều này hạn chế mức độ thải ra các sản phẩm của quá trình phân hạch. Điều may mắn là ở Chernobyl, tâm lò nóng chảy không thấm qua đáy lò trong khi ở Fukushima, tâm lò nóng chảy đã xuyên qua bể chứa và vỏ bọc để đi vào lòng đất.
"Tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn

Cũng cần biết thêm rằng ở Fukushima có 877 tấn nhiên liệu trong các lò phản ứng và 3.400 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong 7 hồ chứa, tổng cộng là 4.277 tấn. Để so sánh, nên nhớ rằng ở Three Mile Island con số này là 30 tấn và ở Chernobyl là 190 tấn.
Ước tính lượng chất phóng xạ thoát vào không khí ở Fukushima là 770.000 terabecquerels, tức gần 5 lần ít hơn ở Chernobyl (4 triệu terabecquerels ). Nhưng con số này không tính đến chất thải đi vào đất và nước biển, và cũng không nên quên rằng việc ô nhiễm vẫn tiếp tục ở Fukushima. Lượng cesium 137 thải vào biển nhiều hơn khoảng hai lần số lượng gây ra bởi các vụ thử bom nguyên tử ở Thái Bình Dương vào những năm 1960.
Nhưng tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt. Một phần nước ngọt, mà rất khó có thể biết con số chính xác, có thể không thể dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp được trong vòng hơn 2 thế kỉ !
Trái với Tepco vốn tìm mọi cách khẳng định rằng chỉ có sóng thần là nguyên nhân của thảm họa Fukushima, Ủy ban điều tra Nhật Bán đã đưa ra giả thuyết là đường ống chính của nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hại nghiêm trọng, ngay trước trận động đất dữ dội (9 độ Richter) xảy ra.
( Theo BBC)
Xem bài gốc tại đây: Chernobyl sau 26
Nhật Bản: người dân biểu tình chống điện hạt nhân
TTO - Thủ tướng Yoshihiko Noda ngày 22-8 không tỏ ra nhượng bộ trong cuộc họp đầu tiên với các nhà tổ chức phong trào biểu tình chống năng lượng hạt nhân, diễn ra hằng tuần trước dinh thủ tướng từ tháng 3 đến nay.
Người biểu tình chống năng lượng hạt nhân bên ngoài dinh thủ tướng Nhật Bản - Ảnh: Asahi
Trong cuộc họp với đại diện người biểu tình, Thủ tướng Noda bảo vệ quyết định của ông khi tái khởi động hai lò phản ứng tại Nhà máy điện Oi (tỉnh Fukui) hồi tháng 6, đồng thời cam kết tiếp tục tiến hành các biện pháp cải thiện tính an toàn của hai lò phản ứng này.
“Quan điểm cơ bản của chúng tôi là giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân về trung và dài hạn. Nhưng quyết định tái khởi động lò phản ứng dựa trên một góc nhìn toàn diện, gồm cả sự cần thiết của chúng với cuộc sống nhân dân” - Thủ tướng Noda nói.
Phát biểu này của Thủ tướng Noda bị phe biểu tình bác bỏ. Trong cuộc họp, 11 đại biểu của người biểu tình phản đối bất kỳ việc tiếp tục nối lại hoạt động của nhà máy hạt nhân nào, đồng thời kiến nghị hủy đề cử ông Shunichi Tanaka - một người ủng hộ năng lượng hạt nhân - trở thành tân lãnh đạo tại cơ quan giám sát hạt nhân Nhật Bản.
Cuộc họp kết thúc sau khoảng 30 phút mà không phe nào chịu nhượng bộ phe nào.
“Người dân sẽ tiếp tục đi biểu tình mỗi tuần. Họ giận dữ khi ông khởi động lò phản ứng trong khi thảm họa Fukushima vẫn chưa được giải quyết” - một đại diện người biểu tình tên Misao Redwolf nói tại cuộc họp.
Cựu thủ tướng Naoto Kan cũng đến tham dự cuộc họp giữa ông Noda và Liên minh chống hạt nhân diễn ra ở văn phòng thủ tướng.
Thủ tướng Noda được cho là không muốn tiếp xúc với đại diện người biểu tình nhưng ông buộc phải làm vậy khi quy mô các cuộc biểu tình vào mỗi thứ sáu hằng tuần trước dinh thủ tướng ngày càng tăng, khi số người tham gia lên đến hàng vạn người trong những tuần gần đây.
Cá gần Nhà máy Fukushima nhiễm phóng xạ cao kỷ lục
Hai mẫu thử cá được TEPCO xác định bị nhiễm xạ cao kỷ lục - Ảnh: Kyodo
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết hai mẫu cá đánh bắt trong vùng biển cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở bán kính 20km bị phát hiện nhiễm phóng xạ cesium cao kỷ lục: 25.800 becquerels/kg. Mẫu thử cá này được TEPCO đánh bắt trong ngày 1-8 ở độ sâu 15m.
Nồng độ trên cao gấp 258 lần nồng độ cesium mà chính phủ quy định an toàn cho người tiêu dùng. Phát hiện này cho thấy ô nhiễm phóng xạ tại khu vực này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng mặc dù thảm họa hạt nhân đã xảy ra hơn một năm.
Cơ quan thủy sản của tỉnh cũng đã thực hiện xét nghiệm riêng với số cá này và cho ra kết quả tương tự. Trước đó, kỷ lục nhiễm xạ ở cá được cơ quan này thực hiện là 18.700 becquerels/kg.
 (Theo Kyodo, Asahi)

Và đây là chúng ta:




Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua tháng 11.2009. Dự án gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW với công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008).

Để vận hành một lò phản ứng hạt nhân cần có từ 700 đến 1.000 chuyên gia theo các hướng khác nhau. Tổng nhân sự vận hành 1 lò phản ứng khoảng 2500

Theo trên thấy:

- Trong 20 năm tiếp theo sẽ xây mới 14 lò phản ứng với tổng công suất 15.000 - 16.000MW
- Lượng tiền cần có: 50.000 tỷ VNĐ x 15 = 750.000 tỷ VNĐ ( khoảng 40 tỷ USD) ( Giá lập tại thời điểm 2008, bây giờ chắc cao hơn) -> co số khổng lồ so với một nền kinh tế ọp ẹp.
- Số nhân sự vận hành cần có: 2500 x 14 = 35.000 người  -> tức cần đào tạo với tốc độ 2000 chuyên gia/ 1 năm -> chóng mặt.

Chưa kể các điều kiện khác, giả sử có đủ tiền để xây dựng thì nhân lực vận hành các lò phản ứng thật đáng e ngại, đào tạo ở đâu, ở nước ngoài hay ở nền giáo dục ưu việt này (toàn dạy lý thuyết suông) thì hình ảnh Chernobyl  và Fukushima chắc chắn phải nghĩ tới.

(N.Anh)